Cây mai đỏ rất được yêu thích và được săn đón rất nhiều vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, thế nhưng mấy ai hiểu được hết về mai đỏ, về cách trồng và chăm sóc mai cũng như cách làm cho mai đỏ nở đúng nhiều hoa vào dịp Tết.
Mai đỏ có dáng của mai vàng miền Nam, có sắc đẹp đài các của Đào miền Bắc. Một chậu mai đỏ mang nét đẹp đặc trưng của cả Bắc lẫn Nam đang là thú chơi độc lạ được không ít người săn lùng
Trong phong thủy mai đỏ tượng trưng cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung.
Giống mới, đẹp – độc – lạ
Thích hợp tạo dáng bonsai
Sai hoa, lâu tàn, bền màu
Mai đỏ được chú ý không chỉ bởi màu sắc, hình dáng độc lạ mà còn mang ý nghĩa phong thủy tài lộc, may mắn trong dịp đầu năm. Ngoài ra, bông hoa của nó có thể gọi là sự kết hợp giữa đào miền Bắc và đào miền Nam.
Đặc điểm cây Mai Đỏ:
Mai đỏ hay còn gọi là Mộc Qua (quince) có tên khoa học là Chaenomeles Japonica, thuộc họ Hoa Hồng, có nguồn gốc từ các nước châu Á. Đây là loại cây thân gỗ dạng bụi lâu năm
Hoa mai đỏ vô cùng duyên dáng với lớp cánh dày, đều, xếp khéo léo. Đặc biệt, mai đỏ cho rất nhiều hoa và nụ, mọc thành từng chùm, mỗi khi mai nở, cả cây mai như một quả cầu rực lửa, rất ấn tượng. Mai đỏ cũng khá đa sắc, có màu đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ cam, đỏ hồng.
Không những đẹp, cây mai đỏ còn chơi được rất lâu, hoa to bền màu, từ khi hé nụ đến lúc tàn khoảng hơn 2 tháng, đường kính hoa khoảng 3-5 cm. Nụ mai đỏ khá giống nụ hoa đào, hé nở từ cuối đông nên những năm gần đây được nhiều người chọn chơi Tết.
Gần đây, mai đỏ được chuộng trồng trang trí tại nhà, vì trong phong thủy, mai đỏ không những tượng trưng cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung, mà còn hợp ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Mai đỏ thích hợp bày biện, trang trí sân vườn, phòng khách, văn phòng, cửa sổ, ban công hay quầy tiếp tân.
Là loại cây ưa sáng, có thân tương đối giống mai vàng và gần giống hoa đào miền Bắc.
Cây Hoa sống lâu năm, cao 5-10m, mọc thành bụi gai lớn.
Cành non hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5- 8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều.
Cây có thể tạo thành quả cầu hình tròn, vào thời điểm cây nở hoa nhìn hệt một quả cầu lửa. Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn.
Hoa đơn độc mọc ở đầu cành cùng lúc lá non mới trổ (vào khoảng tháng 4-5). Hoa có đường kính 3–4,5 cm, thông thường màu đỏ cam tươi, nhưng cũng có thể màu trắng hay hồng; ra hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân.
Hoa Mai Đỏ chơi được rất lâu, từ lúc nụ đến lúc tàn khoảng 2 tháng nên loại cây cảnh này rất được ưa chuộng, loài hoa này có dáng nhỏ, lớn nhanh, nhiều hoa.
Ứng dụng cây Mai Đỏ:
Làm thuốc: Quả cây Mai đỏ (quả Mộc Qua) là vị thuốc quý được sử dụng đê thanh độc, trị thấp khớp, trị mỏi gối…Trang trí nhà cửa dịp tết: Theo quan niệm của những người chơi hoa thì màu đỏ thắm của hồng mai tượng trưng cho sự may mắn, ước vọng bình yên, đẩy lùi mọi điều bất hạnh đến với gia chủ.
Cây còn rất phù hợp để bạn làm quà tặng hay làm cảnh trong nhà trong những dịp lễ tết…
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất
Cách trồng & chăm sóc cây Mai Đỏ:
Ánh sáng nhiệt độ: Cây mai đỏ là ưa ánh sáng nhưng cũng có thể trồng ở nơi râm mát,
Đất trồng: hoa mai đỏ ưa đất trồng tơi xốp,giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dễ chăm sóc.
Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
Xem thêm Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật ươm hạt mai vàng
Bón phân cho mai đỏ: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.
Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.
Tìm hiểu thêm Cách chăm sóc mai vàng tháng 7 âm lịch
Diệt cỏ dại, bắt sâu choa cây mai đỏ: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
Cách làm cho Mai Đỏ nở nhiều hoa đúng dịp Tết
Tuốt lá mai đỏ: Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được sử dụng. Biện pháp tuốt lá cho cây mai ra hoa được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa. Mầm hoa hay còn gọi là “nút”, phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 – 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá cách Tết từ 13 – 14 ngày.
Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.
Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.
Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai huỳnh tỷ nở sớm hơn mai giảo 2 – 3 ngày. Mai trắng nở trễ hơn mai giảo 1 – 2 ngày.
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.
Cách xử lý cho mai đỏ ra hoa sớm: Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10): pha 10 g cho 8 lít nước, khoảng 5 ngày tưới 1 lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân NPK (6-30-30) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.
Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.
Cách xử lý cho mai ra hoa muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ.
Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt. Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).